Tội phạm mạng đã lừa đảo vào dịp Black Friday như thế nào

Ngày Thứ Sáu Đen Tối hay còn gọi theo tiếng anh là Black Friday đã đến và trôi qua, trước ngày đó các tội phạm mạng đang chuẩn bị sẵn sàng các phần mềm độc hại, chiêu trò lừa đảo và các trang web fake để cho người dùng móc ví ra và mua nó.

Theo Kaspersky, nhưng têm lừa đảo đã có mục tiêu là bán vé giả FIFA World Cup 2022. Thông thường thì các vấn nạn về lừa đảo sẽ xuất hiện vào Black Friday và ngày Giáng Sinh.

Vậy, hãy cùng mình điểm qua 1 số cách lừa đảo vào mấy ngày lễ như này nhé.

Phising để đánh cắp dữ liệu và tài khoản e-payment

Kaspersky đã phát hiện hơn 40 triệu các vụ tấn công lừa đảo( phising attack) từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2021, trong đó Amazon, eBay, Alibaba và Mercado Libre là những nền tảng phổ biến nhất.

Do đó, nếu bạn nhận được email liên quan đến các dịch vụ, chương trình đang khuyến mãi và giảm giá trên các nền tảng thương mại điện tử lớn, bạn nên xem xét 1 cách kĩ càng trước khi mua nhé.

Về xu hướng, các tên lừa đảo đang cố gắng x2 để có thể đánh cắp được thông tin tài khoản e-payment. Chắc do dịch đói quá anh em ạ.

Tội phạm mạng đã lừa đảo vào dịp Black Friday như thế nào 4

Giả mạo các trang web thật

Có hai loại trang web giả mạo. Loại đầu tiên là các trang lừa đảo để lấy cắp thông tin đăng nhập và loại thứ hai là các trang lừa đảo để lấy tiền.

Ở loại đầu tiên, các chiêu dụ dỗ của những tên này thường được gửi thông qua email vầ được cho là được gửi từ 1 shop nào đó có uy tín hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử và nó sẽ hướng người nhận đến một trang web giả mạo.

Tội phạm mạng đã lừa đảo vào dịp Black Friday như thế nào 5

Ở loại hai thì liên quan đến các trang web đã clone shop thật bằng cách copy CSS và tất cả nội dung.

Tội phạm mạng đã lừa đảo vào dịp Black Friday như thế nào 6Làm sao để an toàn khi shopping online ?

Hãy nhớ cho mình rằng, bạn sẽ thấy nhiều sản phẩm đang giảm giá và khuyến mãi trong những ngày lễ. Tuy nhiên, khả năng một số trong số đó là lừa đảo sẽ cao hơn bình thường vì đây là ngày lễ.

Trước khi thanh toán 1 cái gì đó bạn nên kiểm tra rằng là bạn có đang truy cập đúng trang web không trước khi nhập thông tin thanh toán.

Đối với các shop điện tử như Shopee ,Lazada khi mua hàng bạn đừng bao giờ tin vào mô tả hay tiêu đề là cam kết 100% bla ba, nhớ thêm cho mình là nên đọc đánh giá 1* và khi mua đồ giá rẻ hơn so với giá bình thường thì đó chắc chắn là đồ fake hoặc chất lượng kém.

Không tin vào nhưng tin nhắn trúng thưởng, các lời kêu gọi, quà tặng tri ân của các shop trên các nền tảng thương mại điện tử nếu bạn không muốn thành nạn nhân của một vụ lừa đảo.

Để tránh gian thương, nâng giá bán lên rồi giả đò sale off 50%, bạn nên dùng tool kiểm tra lịch sử giá của mặt hàng đó nhé.

Previous Post Next Post