Cách giả lập iOS bằng Docker

Sau nhiều lần thử không thành công, cuối cùng mình cũng đã có thể ảo hóa macOS để chạy thử ứng dụng iOS. Nhưng trước làm theo, thì bạn nên biết đây không phải là một giải pháp ổn định và có một số vấn đề về hiệu suất. Mình vì một số lý do nên mới cần phải làm như vậy.

Cách giả lập iOS bằng Docker

Mình sẽ sử dụng QEMU để giả lập máy mac và bên trong nó, chúng ta sẽ sử dụng xCode để giả lập iOS. Quá trình này sẽ không hề nhẹ. Kho lưu trữ trên github của Docker OSX có giải thích về cách sử dụng iPhone qua usb thay vì giả lập, nhưng mình không có iPhone :((.

Docker OSX là gì

Docker OSX là một image docker sử dụng QEMU để chúng ta có thể giả lập một hệ điều hành.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Docker tại đây.

Thông số phần cứng khi giả lập iOS bằng Docker

Thông số kỹ thuật máy tính của mình được coi là khá ổn để thực hiện việc này, tuy nhiên, mình vẫn cảm thấy độ trễ khi sử dụng Docker OSX + xCode + Visual Studio Code + Dev Server. (Cái máy như cái lò sưởi :v)

  • OS: Manjaro Linux x86_64
  • Kernel: 4.19.220-1-MANJARO
  • Shell: zsh 5.8
  • Độ phân giải: 1440×900
  • DE: GNOME 41.2
  • WM: Mutter
  • WM Theme: Orchis-orange-compact
  • Icons: Win11-purple-dark [GTK2/3]
  • Terminal: gnome-terminal
  • CPU: Intel i7-3770 (8) @ 3.900GHz
  • GPU: NVIDIA GeForce GTX 1050 Ti
  • RAM: 4105MiB / 15985MiB
  • SSD: Crucial BX500 240gb (Khuyến cáo nên sử dụng SSD nhé)

Cài đặt

Đầu tiên, cần phải cài đặt docker trên máy tính của bạn. Mình sử dụng Manajaro, vì vậy mình chỉ cần mở terminal và nhập các lệnh sau:

Cài đặt docker: pacman -S docker

Chạy docker: systemctl start docker.service

Bật docker khởi động cùng hệ thống:systemctl enable docker.service

Kiểm tra docker:docker run hello-world

Cách giả lập iOS bằng Docker 25

Tiếp theo, chúng ta sẽ tải docker osx và chạy nó bằng lệnh dưới:

docker run -it --device /dev/kvm -p 50922:10022 -e DEVICE_MODEL="iMacPro1,1" -e WIDTH=1440 -e HEIGHT=900 -e RAM=8 -e INTERNAL_SSH_PORT=23 -e AUDIO_DRIVER=alsa -e CORES=2 -v /tmp/.X11-unix:/tmp/.X11-unix -e "DISPLAY=${DISPLAY:-:0.0}" -e GENERATE_UNIQUE=true -e MASTER_PLIST_URL=https://raw.githubusercontent.com/sickcodes/osx-serial-generator/master/config-custom.plist sickcodes/docker-osx:big-sur

Bạn có thể kiểm tra ý nghĩa của từng flag tại github của docker osx. Nhưng để tóm tắt ngắn gọn thì mình đã chỉ định độ phân giải, bộ nhớ, lõi cpu, phiên bản và những thứ khác.

Sau đó, osx docker sẽ được tải xuống và khởi tạo.

Khi trình giả lập mở ra, hãy chọn macOS Base System

Cách giả lập iOS bằng Docker 26

Khi hệ thống được khởi động, hãy chọnDisk Utility

Cách giả lập iOS bằng Docker 27

Bây giờ, chúng ta sẽ tìm phân vùng đã chuẩn bị và chọn Erase.

Cách giả lập iOS bằng Docker 28

Để định dạng, các tùy chọn phải hoàn toàn giống như hình dưới:

Cách giả lập iOS bằng Docker 29

Nhấp vào Erase, đợi quá trình kết thúc và sau đó bạn có thể đóng cửa sổ Disk Utility.

Tiếp theo, chọn Reinstall macOS Big Sur, chấp nhận các điều khoản và chọn phân vùng chúng ta vừa tạo macOS và bắt đầu cài đặt. (Quá trình này có thể mất tầm 30 phút tới 1 tiếng).

Cách giả lập iOS bằng Docker 30

Hệ thống sẽ tự khởi động lại (hoặc không), mình phải làm điều đó theo cách thủ công vì nó không khởi động lại. Trong trường hợp đó, hãy đóng cửa sổ QEMU.

Cách giả lập iOS bằng Docker 31

Trong terminal, chúng ta sẽ nhập:

docker ps -a

Để biết ID container của chúng ta là gì và thì các bạn cần nhập lệnh dưới:

docker start ID

Cách giả lập iOS bằng Docker 32

Sau đó, hệ thống sẽ tự động khởi động lại (hoặc không), nên hãy đóng QUEMU lại và khởi động lại container.

Cách giả lập iOS bằng Docker 33

Khi hệ thống khởi động, hãy chọn tùy chọn macOS Installer và đợi quá trình kết thúc. Khi kết thúc, hệ thống sẽ khởi động lại.

Vậy là macOS đã được cài đặt thành công rồi đó. Chọn macOS.

Cách giả lập iOS bằng Docker 34

Màn hình chào mừng của macOS đã xuất hiện, lúc này bạn cần thiết lập macOS.

Cách giả lập iOS bằng Docker 35

Khi định cấu hình hệ thống, nhưng đừng đăng nhập AppleID.

Khi quá trình đó hoàn tất, màn hình của chúng ta sẽ xuất hiện và chúng ta sẽ đợi cho đến khi thanh dock xuất hiện vì sau đó, hệ thống sẽ ổn định nhất.

Cách giả lập iOS bằng Docker 36

Cách giả lập iOS bằng Docker 37

Bây giờ, chúng tôi sẽ sử dụng brew để cài đặt các package (gói) nhanh hơn.

Mở terminal trong macOS và cài đặt brew bằng lệnh dưới đây:

/bin/bash -c "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/HEAD/install.sh)"

Nhập mật khẩu của bạn và đợi quá trình kết thúc.

Bây giờ, chúng ta sẽ cài đặt xcode trên Apple Store.

Cách giả lập iOS bằng Docker 38

Lúc này, chúng ta mới cần đăng nhập AppleID.

Cách giả lập iOS bằng Docker 39

Sau đó, mở xcode và chấp nhận các điều khoản và đợi cài đặt các dependencies.

Tiếp theo vào Preferences -> Locations -> Command-Line Tools, chọn phiên bản xCode.

Khi quá trình cài đặt hoàn tất, chúng ta sẽ mở lại terminal và cài đặt cocoapods bằng lệnh dưới. Nó đóng vai trò là trình quản lý packager của xCode.

brew install cocoapods

Cuối cùng, macOS của chúng ta sẽ được cài đặt và cấu hình để chạy các dự án.

Chạy ứng dụng với React Native

Tiếp theo, chúng ta sẽ thử chạy 1 chương trình React Native đơn giản. Mình chỉ test trên iOS thôi nhé.

Mở tterminal và nhập các lệnh sau:

Cài đặt node: brew install node

Cài đặt yarn (không bắt buộc): npm install -g yarn

Tạo dự án RN: npx react-native init teste

Nếu yêu cầu bạn cài đặt lại cocoapods, hãy chọn tùy chọn có brew.

Truy cập vào thư mục dự án: cd teste

Truy cập vào thư mục ios: cd ios

Cài đặt các dependencies: pod install

Quay lại thư mục gốc: cd ..

Liệt kê tất cả các thiết bị có sẵn (không bắt buộc): xcrun simctl list devices

Chạy dự án với xcode: npx react-native run-ios --simulator="iPhone 13"

Cách giả lập iOS bằng Docker 40

Chạy ứng dụng với Cordova

Tiếp theo là chạy dự án với Quasar để kiểm tra xem mọi thứ chúng ta đã làm có hoạt động hay không.

Quasar sử dụng Cordova / Capacitor cho iOS và Android.

Cài đặt node: brew install node

Cài đặt yarn: npm install -g yarn

Cài đặt quasar: yarn global add @quasar/cli

Cài đặt cordova: yarn global add cordova

*Tạo dự án với Quasar: quasar create teste

Truy cập vào thư mục dự án: cd teste

Thêm cordova vào dự án của bạn: quasar mode add cordova

Truy cập vào thư mục cordova: cd src-cordova

Thêm iOS vào dự án: cordova platform add ios

Xác minh xem mọi thứ có ổn không: cordova requirements

Liệt kê tất cả thiết bị có sẵn (không bắt buộc): cordova emulate iOS --list

Cài đặt các dependencies: yarn

Quay lại thư mục gốc: cd ..

Cài đặt các dependencies: yarn

Chạy quasar với chế độ phát triển trên iOS: quasar dev -m iOS -e "iPhone 8, 15.2"

Cách giả lập iOS bằng Docker 41

Tạo kết nối các thư mục qua SSH

Bây giờ ứng dụng của chúng ta đã chạy trên macOS, nhưng sẽ có một số vấm đề: Mở code editor hoặc IDE bên trong macOS là một trải nghiệm rất tệ vì máy chạy chậm, lỗi, mapping bàn phím,… Vì vậy, mình đã nghiên cứu giải pháp tạo kết nối tệp bằng SSH.

Ngoài ra, mình có thể mở máy chủ phát triển bên trong macOS và tạo kết nối trực tiếp từ linux hoặc macOS của mình để nó cập nhật cả hai bên, giống như hai chiều. Điều này đảm bảo chúng ta tận dụng hết tính năng trong chế độ phát triển, chẳng hạn như fast refresh.

Kết nối từ linux đến mac

Đầu tiên, chúng ta cần cho phép kết nối qua ssh thông qua mac. Để làm điều này, chúng ta cần mở terminal và nhập:

Lệnh để mở chỉnh sửa tệp cấu hình ssh: sudo nano /etc/ssh/sshd_config

Tìm PasswordAuthentication và đặt yes và xóa # ở dòng đầu.

Cách giả lập iOS bằng Docker 42

Lưu file lại.

Vào System Preferences -> Sharing -> Remote Login và kích hoạt all users:

Cách giả lập iOS bằng Docker 43

Lệnh khởi động lại ssh: sudo launchctl stop com.openssh.sshd && sudo launchctl start com.openssh.sshd

Bây giờ, trong terminal linux:

Cài đặt sshfs: sudo pacman -S sshfs

Lấy IP container: docker inspect -f '' ID_CONTAINER

Tạo thư mục: mkdir projeto

Lệnh để mở một kết nối mới tới mac: sudo sshfs USER_MAC@IP_CONTAINER:/PATH/OF/PROJECT/ON/MAC /PATH/ON/LINUX -p 23

Ví dụ:

Cách giả lập iOS bằng Docker 44

Được rồi, bây giờ chúng ta có thể mở VSCode trên linux và cập nhật tệp trực tiếp trên mac.

Kết nối từ Mac với Linux

Cũng tương tự như trên, nhưng gói sshfs trên mac có thể được cài đặt bằng lệnh dưới đây:

Cài đặt sshfs: brew install --cask macfuse && brew install gromgit/fuse/sshfs-mac

Trên Linux:

Lệnh chỉnh sửa tệp cấu hình ssh: sudo nano /etc/ssh/sshd_config

Tìm PasswordAuthentication và đặt yes và xóa # ở dòng đầu.

Cách giả lập iOS bằng Docker 42

Lưu lại file.

Lệnh khởi động lại SHH trên Manjaro: sudo systemctl restart sshd.service

Trên Mac, chúng ta sẽ tạo một thư mục để mở kết nối.

Tạo thư mục: mkdir projeto

Lệnh mở kết nối mới tới linux: sudo sshfs USER_LINUX@IP_HOST:/PATH/LINUX /PATH/MAC -p 23

Khi chúng ta gõ lệnh sẽ xảy ra lỗi.

Cách giả lập iOS bằng Docker 46

Mở preferences và nhấp vào Allow

Cách giả lập iOS bằng Docker 47

Khởi động lại máy mac của bạn.

Bây giờ, chúng ta có thể mở kết nối: (SSH của mình được mở ở một cổng khác, nhưng mặc định là 22)

Cách giả lập iOS bằng Docker 48

Sau khi hoàn tất, chúng ta có thể cập nhật từ một trong hai bên. Vậy là xong rồi đó, rất thích hợp cho việc remote, code team nhé.

Previous Post Next Post